Kỹ thuật khoan giếng công nghiệp
Lê Ngọc Huyền22/06/2016
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước rất lớn phục vụ các hình thức kinh doanh dịch vụ, sản xuất, tưới tiêu, hệ thống nguồn nước cấp của thành phố và bể chứa của công trình là không đủ. Khi đó, nguồn nước giếng khoan hay có thể hiểu là mạch nước ngầm của Trái đất sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề về nguồn cấp nước không giới hạn cũng như tiết kiệm chi phí nước hơn nhiều lần.
Bài viết này nhằm giới thiệu kỹ thuật khoan giếng công nghiệp có được nhờ kinh nghiệm đúc kết của Thiên Sơn sau 25 năm thi công hàng ngàn chiếc giếng khoan.
Bước 1: Khoan hố giếng
Khi khoan giếng cần lựa chọn theo các điều kiện địa chất thuỷ văn tại chổ khoan, dự kiến chiều sâu, đường kính khoan và đường kính giếng và lựa chọn phương pháp khoan. Chú ý giếng phải cách nguồn ô nhiễm tối thiểu 10m.
Bước 2: Sau khi khoan xong dừng lại để lắp ống giếng
Khi lắp đặt hoàn thành một cái giếng, ta phải cách ly giếng để khỏi bị nhiễm bẩn từ bề mặt đất xuống và các tầng ngậm nước không dùng đến bằng cách: Đóng hoặc chèn xung quanh ngoài ống vách giếng lớp đất sét có độ sâu tối thiểu là 3m, quanh miệng giếng lớp đất sét rộng 0,5m
Bước 3: Bơm súc rửa giếng, bơm cảo nhiều lần đến khi thấy nước giếng đạt: nước trong, không màu, không có mùi, vị lạ thì mới đưa vào sử dụng. Nếu nước nhiễm sắt (nước phèn) thì ta dùng bể lọc phèn để xử lý nước đạt yêu cầu mới sử dụng.
Bước 4: Lắp đặt máy bơm nước giếng khoan:
Sau khi đã hoàn thành khoan giếng, công việc quan trọng cuối cùng để hoàn tất hệ thống nước giếng khoan là lắp đặt máy bơm nước chuyên dùng cho giếng khoan để đưa nước ngầm từ giếng lên mặt đất. Dòng máy bơm nước giếng khoan này có 2 dạng: thả chìm và đặt cạn. Tùy theo tính chất nguồn nước, yêu cầu cấp nước mà người sử dụng sẽ chọn dòng bơm phù hợp.
- Bơm đặt cạn: thả củ giếng tạo mặt nước tĩnh giả nếu mặt nước tĩnh sâu trên 8m
- Bơm thả chìm: tạo thành giếng bằng ống với kích cỡ phù hợp với đường kính của bơm: 3", 4", 5", 6", 8".
Video hướng dẫn lắp đặt bơm giếng khoan thả chìm: